2.11.08

    Quan Trường Thị Nô Lệ, Trung Chi Nô Lệ, Hựu Nô Lệ (Nói: Ngu Cho Mày Chết!)

    Trong Trăm Năm Cô Đơn có một chi tiết ít ai thèm (nhắc tới). Đó là đồng chí Aureliano Buendía sau một hồi vào (sinh) ra (tử) hổn hển thì hơi rảnh (chút) nên nghĩ mông lung. Xong giật mình: “A, chết mẹ!” Chính vì cái khoảnh khắc “A, chết mẹ!” này mà dù rất cô đơn, Aureliano đã không ngả (hẳn) vào vòng tay của Che.

    Với Aureliano, có thể đó là nhận thức (muộn màng) về một hành trình nhân sinh. Với người khác, không nhất thiết phải lớn lao vậy. Có khi mình mua cái bánh (ít) nhân thịt, ăn mới biết nhân đậu. Mình cũng (được quyền) “A, chết mẹ!” chớ.

    Cũng có người “A, chết mẹ!” vì chuyện khác.

    Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan chê Phạm Duy Tốn về “nghệ thuật sắp đặt”. Chẳng là cụ Tốn cho quan phụ mẫu nói vài câu mới nghe qua, người đọc đã ngứa gan (bàn chân). Nhưng cụ Phan nghe cụ chịu không được, cụ bảo “họa có loạn óc à?”. Cho dù kỷ cương quan trường Pháp thuộc thối nát, quan lại toàn bọn huyện Hinh trở lên đi nữa, đê sắp vỡ tới nơi, thân chắc gì đã giữ được nói chi tới cái thẻ ngà hay mấy ván bài đang đánh dở. Vậy sao quan có thể điềm nhiên tưng tửng thế ?

    Dĩ nhiên cụ Phan phân tích, lý lẽ trong bối cảnh Những Năm Tháng (Nô Lệ) Ấy chứ cụ còn sống đến bây giờ chắc phải thót thót “A, chết mẹ!” liên hồi mỗi khi đọc phát biểu của các quan phụ mẫu Aureliano những năm tháng này: “Nó tưởng mình nói nó thì chết.”

    Biết đâu được, có khi cụ (cũng như các cụ khác) "A, chết mẹ!" lâu rồi.

    Lừa em (nó) thế.