12.12.08

    Kiếp Đam Mê: Bứt Gông Xiềng Là Mình (Hãy) Tính Chuyện Trăm Năm

    It ain’t so much the things we don’t know that gets us in trouble.
    It’s the things that we know that ain’t so.

    Artemus Ward

    1. Thập niên, sáu mươi bảy mươi, Beatles mở đầu làn sóng chinh phục Anh Cát Lợi (British Invasion) vào thị trường Mỹ bằng những ca khúc là lạ, từ ca từ đến thể điệu đến cách ăn mặc tóc tai quần áo. Ngỡ như muốn quay mặt lại với thực tế của một cuộc chiến đang hiển hiện hàng ngày hàng giờ trên mặt báo và trong khuôn viên đại học khi tinh thần sit-in đang dâng cao.

    Một trong những bài hát thịnh hành bấy giờ All You Need Is Love (Tình Yêu Là Tất Cả Những Gì Các Chú Cần), nghe như quốc thiều nước nào. Tuyên ngôn tuổi trẻ mang dấu ấn một phương Tây mới vừa thoát khỏi vũng lầy Thế chiến, mệt mỏi và chán chường với những kinh nghiệm chỉ còn là tiếng vọng của thế hệ đi trước muốn hàn gắn sự gãy đổ của lịch sử và hiện thực. Chưa bao giờ “chủ nghĩa” xét lại được sống hả hê đau đớn như vậy. Hả hê vì mình được xét lại, gần như tất thảy mà không hề mặc cảm thuộc về thiểu số. Với bao nhiêu giả thuyết và học thuyểt và lý thuyểt đang sinh sôi nảy nở chửa đẻ tràn mặt đất, ta suy tư về mọi thứ, “chiến tranh”, “lòng yêu nước”, “tình yêu”, “thân xác”, v.v. Ngộ thay, càng xét lại càng đem đến những hoài nghi về độ an toàn của khái niệm, về những khuôn mặt (khác) nằm (lấp ló) sau khái niệm. Bất an quá chừng.

    Ngay chỗ tiện nghi thỏa mãn là sự bế tắc.

    Những trật tự (quốc tế, xã hội và gia đình) mới dần được hình thành, buộc lớp thế hệ phải lựa chọn. Có quá nhiều lựa chọn. (Đa số) họ chọn không chọn (gì cả).


    2. Cả thế hệ đang mất phương hướng được dịp rủ nhau lên xe (Hells Angels), lên đường (On The Road), lên…cứ băng băng khắng khít tay trong tay như răng với môi vậy. Kiểu Ta đi tới, dù chưa biết đi đâu. Yêu chân thành mà chết thiệt, tin hay không tùy, biết hay không người chết còn chưa (chắc) biết sao mình biết. Nhiệt liệt chào mừng câu thần chú Love is all you need.

    Cho dù đúng vậy đi nữa, yêu cũng năm bảy đường yêu, phải hông?

    Theo Robert Steinberg chỉ có ba đường chính (intimacy, passion, commitment). Các chú muốn vững vàng trong tình yêu, các chú phải có đủ ba chân, hai chân rưỡi không được. Nhiều đồng song lẫn đồng nghiệp của ông hông chịu, cho rằng nó hẹp hòi. Đừng nên phân tách chuyện yêu đương (theo sơ đồ) chi li rạch ròi. Tóm lại, không nên thắc mắc chuyện yêu ở tuổi/kiểu nào mới phải theo mô thức ấn định (sẵn). Phiền à.

    Vậy mà có người , hễ nghe ai đồn ông nọ bà kia làm nhà văn, nhà thơ linh lắm là giận dỗi phản đối bằng cách (dọa) bỏ mặc vợ đẹp con xinh với ba (chục) hàng tình địch bơ vơ ngoài cột cờ Hà Nội, rồi trồng chuối đi bằng hai tay sang Hà Đông (Hà Tây còn đâu nữa) lùa một bầy nhộng (tằm) về làm mẫu (vật) lật qua lật lại như Alfred Kinsey.

    Hay mỗi lần Quốc Bảo, Đức Trí, Trần Minh Phi, Quang Hải và những ai khác nữa họp báo là mình lại tủi thân chui vô tủ quần áo của tía má ngồi đọc thơ (Phạm Thiên Thư):

    Cõi người có bao nhiêu

    Mà tình sầu vô lượng

    Còn chi trong giả tướng

    Hay một vết chim bay

    Đã (biết) “giả tướng” mà còn “sầu vô lượng”. Nho xanh chi lạ (rứa).

    “Vết chim” chắc nhà thơ muốn gợi một đoạn trong kinh Phật: Khánh Hỷ phải biết, hành trạng của bậc đại gia như zấu chim qua trời, không hề để lại vết tích. [Chim] vô chiêu thắng [chim] hữu chiêu. Chim có bay, chim có đường, chim có rê trúng (đích), nhưng đã vô chiêu làm sao mà thấy được? Đừng ngồi đó buồn khổ tại sao cô Long hổng chịu luyện công cho mình mà cứ đè Dương Quá khù khờ (dạy) hoài.

    Trong Virgin Suicides (Tự Sát Khi Mạc Hãy Còn), người dẫn của cuốn tiểu thuyết rất nhiều chất tự truyện than phiền: Tao chưa bao giờ nghe mấy thằng đó nói một câu có chút xíu trí tuệ (remotely intelligent) nào hểt. Cắc cớ sao “mấy thằng đó” lại được các em ở trường trung học, trong đó có mấy nàng hàng xóm của ông, mê quá trời. Làm ông đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư ngoài gốc cây như Duyên Anh. Ông thông thái đọc rộng hiểu nhiều nên ông thấy vô lý, ức mấy thằng dân đen tối dạ ghê lắm. Mấy chục năm sau, viết tiểu thuyết đầu tay ông phải chêm vô một câu cho đỡ hận.

    Có gì đâu. Ví như mình thấy rõ ràng (đó) không phải tay đua Công thức một, đua đường trường, đua địa hình… Nhưng biết đâu người ta tay lái lụa, tay lái trợ lực. Mà có không ưa rồi từ từ cũng (phải) ưa (bandwagon effect). Thích nghi là chai dần dần chớ gì.

    Nghe đồn có một siêu sao blogger, ông về quê điều nghiên thị trường, ông đi loanh quanh phố Tây phố ta, ông uống phê, ông (la) cà chỗ này chút, ông (thử) cạ chỗ kia chút. Xong, không hiểu sao, ông lên trên đỉnh blog ông chit chat sằng sặc: Trời đã sinh Du (học sinh) mà còn sinh Lượng (kara)!

    Nói ngay bác HB, nếu bác lỡ ngưỡng mộ vẻ đẹp thuần khiết mẫu mực cổ điển của một thời (bác ấy) như Audrey Hepburn, Sophia Loren, Sonata Ivanovna, Brigitte Bardo, thậm chí Marilyn Monroe, sao đâu.

    Ồng thơ ký (giả) Lâm ổng không hạp (
    phim) trắng đen, ổng thích Ba Mùa sặc sỡ của Bùi em với những trường đoạn ngây thơ em thả anh ra, bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung mình cũng đâu dám có ý kiến. Bác sĩ Trần Bồng Sơn dặn rồi: Chuyện của nhà người ta.

    Không tin hỏi chị So đi, hát (thêm) một entry ai thương yêu ai nữa cho mà nghe.


    3. Võ Phiến khi nhắc Hoàng Ngọc Tuấn (không có gạch ngang chém dọc gì ở đây á), tác giả của Hình Như Là Tình Yêu, ông đẩy đưa cái vẻ thích thú trong hồi hộp. Ngầm ý Hoàng Ngọc Tuấn viết như rứt ruột ra vậy. Đọc đến đoạn này thấy tâm huyết nghiêm trọng quá, phải đi dở sách dạy làm cao đơn hoàn tán ra xem coi ruột của loài ăn tạp đi bằng hai chi sau áng chừng bi nhiêu.

    Trời, ruột ta dài thênh thang tám thước, tha hồ mà rứt. Hehe…