12.5.09

    Anh Thợ Giày Nói Chuyện Ký Hiệu

    Đã cố đá trái bóng này sang cụ Nhị mà không được. Vì cụ bận viết các tiểu luận bỗng dưng muốn khóc trên các báo trendy kiếm tiền đi Cấp vi vu. Mà chị So thời lại không tha tội phán bừa bãi trên blog nhà chị, nên chú thợ giày KV phải liều mình nói (ẩu) tiếp. Ở nhà tía má bắt tắm heo, lên blog bị chị So dí “cho ra nhẽ”. Toàn chuyện quá sức của mình. ;((

    Đọc mấy câu thơ trên blog chị So chợt nhớ tới thơ Bùi Giáng (Nguyễn Hưng Quốc đã phân tích rất thú vị). Nhưng có lẽ vì trong khuôn khổ chỉ phân tích thơ Bùi Giáng nên ông nhắc ký hiệu và ký hiệu học, cũng như một góc nhìn rất nhỏ trong muôn ngàn gấu ó.

    Ký hiệu là mối quan tâm của triết học và ngôn ngữ học đã từ lâu. Gần đây có khoa học thông tin cũng hăng hái nhảy vào.

    CS càng ngày càng phức tạp chết được (gì mà KTTTTĐHXHCN) là gì?

    Hihi… Một câu mồi mồi, cho vui. Người ôm chánh nghĩa Quốc gia vững vàng trong lòng, sẽ đọc:

    Cộng Sản ngày càng phức tạp (gì mà Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ Nghĩa).

    There’s no such a thing. Cái này để ám chỉ tới cái chuyện có sự cách biệt giữa cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Hiểu một cách thô thiển.

    Nhưng bạn today20 đọc, sẽ đọc ra ngay CS là chị So. Cũng như một người chuyên đi phá blog người ta như chú KV, thấy HY biết ngay là chị Hoàng Yến, nhưng người khác lại đọc (hát-y-cà-rết, hát-y-dài, thậm chí Hi ;)). Và dừng ở đó.

    Biết là CS là CS rồi, và CS thì đang phức tạp dần lên. OK thôi. Nhưng CS là CS nào? ;P . CS đang nấu bánh đa cua cho các bé xinh xinh (và tỉ phú tre trẻ) đất Sài thành ăn hay CS đang làm thơ phiền trách PNH?

    Nàng Juliet của Shakespeare nói:

    What's in a name? That which we call a rose
    By any other name would smell as sweet.

    Có nghĩa gì đâu một cái tên? Hoa hồng là hoa hồng, bông cứt lợn là bông cứt lợn, kêu kiểu nào thì ta vẫn thơm (chết được).

    Nhà thơ Gertrude Stein nói một câu nổi tiếng khác, cũng liên quan đến hoa hồng:

    A rose is a rose is a rose is a rose

    Câu này thường được phăng ra Nôm như sau: Thực tại là thực tại, thực tại bất khả diễn đạt (một cách chính xác). Tuy nhiên, nó cũng có thể được hiểu là ký hiệu, ở đây là con chữ, không có nội hàm, hoặc nội hàm không bất biến (sẽ nói tới bất định sau).

    Ký hiệu gần gũi nhất với chúng ta là ký tự. Và thông thường (cho rằng) ký tự khi được sắp xếp đúng phép (ngữ pháp, chính tả chẳng hạn) sẽ cho một nghĩa chung.

    Thực ra không phải vậy, xét trường hợp một cái blast. Nó treo công khai và về mặt tu từ, ai cũng hiểu câu đó hết, nhưng có thể mỗi người hiểu một ý, một mức độ. Một số khác lại không hiểu nó ngầm ý gì. Nếu trước cái blast đó là một cuộc cắn lộn trong quán cà phê, mọi sự càng rối ren. Chỉ những người tham gia cắn lộn mới hiểu gần nó nhất mà thôi.

    Cái này làm ta liên tưởng tới một chiêu rất bàng môn tả đạo được áp dụng trong công nghệ thông tin. Mỗi khi một tập tin được gửi ra ngoài đám mây in-tẹc-nét (internet cloud) nó được cắt thành từng gói (packet). Chú hacker nào bay bay trong đám mây lơ lửng đó cũng thấy hết, hiểu luôn 1010110101110101, nhưng vì nó đã được mã hóa, cho nên dù chú có dữ liệu mà chú không có cắn lộn, chú không giải mã được thông tin. Chìa khóa mã chính thực là một phương thức (protocol) ráp nối được ấn định sẵn.

    Mặc dầu vậy, vẫn có hiện tượng giải mã sai, dịch ngược lại sai, hoặc thiếu, do tạp âm (noise) lấn vào. Giả sử hai người có cùng một ngôn ngữ, văn hóa, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống tương tự, nhân sinh quan hơi giống nhau,... Nghĩa là protocol gần như chồng khít lên nhau. Thế rồi, sau khi ăn bánh đa cua xong, họ cùng đọc một văn bản dưới ánh đèn cao áp. Chỗ lãnh hội có giống nhau không? Cảm nhận có giống nhau không? Hoặc giả một người nói, một người nghe. Có một câu nói thôi, nhưng chính người nói cũng không control được các hiệu ứng ngoại vi (externalities – mượn một khái niệm trong kinh tế học) của nó lên cái thông điệp dự định (intended message), huống chi người nghe. Mình khen ai mũm mỉm (dễ thương), ta lại tưởng mình nói họ mập, xa hơn nữa là ăn uống thiếu kiềm chế, có khuynh hướng chiều chuộng thân xác quá mức, lười vận động, v.v. Đó, khổ vậy.

    Nguyễn Ngọc Thuần viết Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ. Trong mường tượng của người Việt Nam, cái cửa sổ đó rất có thể là cái cửa sổ Pháp phổ biến từ trăm năm nay (có hai cái cánh đẩy ra). Đối với người Việt, “cửa sổ Pháp” chính là “cái cửa sổ”. Nói tới cửa sổ, mặc nhiên ta nghĩ đến cái cửa sổ (cao cao) ấy. Trừ khi được miêu tả cụ thể khác đi. Nhưng một ông Ăng-lê, ổng học tiếng Việt hai mươi năm, đọc câu này, rất có khả năng ông (vẫn) nghĩ tới cái cửa sổ kiểu khác. Cái muốn mở (toang) cũng không được, chỉ có thể kéo qua, kéo lại, kéo lên, kéo xuống. Không có vụ nhắm mắt “ẩy, ẩy”. Tính bất định của nội hàm ký hiệu, một phần, nằm ở chỗ đó (đó).

    Bây giờ thử đoán tại sao chị HY lại dịch KTTT ra kiến trúc thành thị? Vì mới đọc một bài thơ có nhắc chuyện phố phường, hố ga hay trước đó chị đọc tạp chí Nhà Đẹp.

    Quyền lực của ký hiệu thông qua tính liên dẫn rất ghê gớm. Một cách ý thức hay vô thức, ta bị nó sai xử (sẽ cho ví dụ cụ thể sau ;)).

    Ký hiệu không chỉ là ký tự, mà còn là âm thanh, hình ảnh, cử chỉ dáng điệu mời mọc mê hồn, mùi và sự mịn màng khôn tả… Tất tần tật thứ gì có thể mang lại thông tin. Và thông tin này phải trao (đổi) được.

    Và có phải các nhà ký hiệu học rách việc ngồi vẽ chuyện không. Cũng có thể.

    Nhưng ký hiệu cũng được các nhà khoa học hành vi nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau. Cụ thể như trong quản lý thương hiệu và quảng cáo. Một số giáo sư khoa tiếp thị cho các sinh viên (nói tiếng Anh!) xem một video clip ngắn trong đó chiếu cảnh bờ biển (sea) cát vàng nắng ấm, có nàng chân dài mặc bikini nằm tắm nắng bên ly martini xong bảo các chú liệt ra cho tui tên các loại bột giặt. Kết quả? Bột giặt Tide (thủy triều) được liệt nhiều nhất. Một số biện pháp control cũng được lặp lại (kể ra dông dài ;)) với các thương hiệu khác nhau để tránh việc bột giặt Tide là thương hiệu khá nổi tiếng. Kết quả vẫn vậy. Ví dụ cụ thể: Ba chục năm sau thơ ký Lâm bị vợ sai đi mua bột giặt, cụ vẫn mua Tide.

    Bây giờ tán qua tính quy ước của ký hiệu. Nghe đồn, trong tiếng Hán, có sáu phép cấu tạo chữ (tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá).

    Tượng hình, có chữ Nhật, hỏi Quách nữ sĩ, được cho biết là vẽ tượng trưng theo hình ảnh mặt trời vuông. (Nhưng chú KV lại thấy giống con trổng trong domino quá). Sáu phép này có thể kết hợp với nhau. Tuy nhiên, ngay cả nếu chỉ dùng một phép, nó cũng không hoàn toàn “thuần khiết” hay “logic”. Ký hiệu có khi được giản lược tới mức tối thiểu, xa rời quần chúng nhân dân ban đầu, mà vì quy ước, nó vẫn có thể hiểu được. Giữa đối tượng được mô tả và ký hiệu dùng để mô tả có một mối liên hệ khá xa. Và đa số các ký hiệu, không có một mối quan hệ hữu cơ nào với cái chúng biểu đạt.

    Một người mới tập tành xài máy tính (mươi năm đổ lại đây) như chú KV cũng biết cái dấu tròn tròn, có vạch đứng ở trên là nút “tắt/mở”. Nhưng tại sao lại vậy? Có “mặt trời” nào đứng đằng sau đó không? Theo các nhà nhân chủng học, có thể không. Ngay từ thời sơ khai, con người đã đưa cái yếu tố thuận tiện vào ký hiệu. Đôi khi cái thuận tiện đi trước, gán nghĩa đi sau. Đôi khi nó được giải thích rằng đó là viết tắt của I/O ports; cổng input, output; số 1, trong hệ ngôn ngữ máy, đóng cổng (switch), nghĩa là bật máy vì nối cầu dẫn mạch, số 0 mở cổng, v.v. Không chắc.

    Dấu hiệu kỹ thuật phổ thông vậy nhưng chưa có thống nhất xuất xứ cũng như trong cách hiểu. Theo tiêu chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission) con lật đật ở trên là ký hiệu quy định của standby (chỉ chế độ ngủ ngoan đi bé, đứng sang một bên, và khi ta sờ vào thì bé hãy trở về tình trạng trước đó). Tuy vậy, trong báo cáo tư vấn của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence – Berkeley cho Bộ Năng lượng California và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, cách hiểu phổ thông của ký hiệu này là “nguồn”/“năng lượng”. Tóm lại, tắt/mở, không ngủ ngày ngủ đêm gì hết.

    Ký hiệu cũng được dùng để gửi tín hiệu (tất nhiên) trong trí tuệ nhân tạo. Một dạng cổ điển: Tao biết mày biết tao biết…. Chúng tạo ra một chuỗi những tương tác, được điều chỉnh, thông qua sự nhận biết các ký hiệu và diễn dịch chúng. Cái gì cứng quá dzậy? Í trời, cưng nào đây? Bức tường! Quay lại, quay lại. Chết mẹ, cứng nữa.

    Những ký hiệu này được thiết lập thật đơn giản, rõ ràng, tránh mơ hồ về lập trường “nội hàm”. Khó là càng đơn giản, cái “nhân tạo’ sẽ càng ít “trí tuệ”, không làm được nhiều việc phức tạp như con người. Cho dù đơn giản như công việc của robot Osin Made in Japan đi, cũng rất nguy hiểm. Thay vì hễ nghe khóc sẽ cho mình uống sữa lại bóp (cổ) mình. Chịu nổi không?

    Có lẽ không phải đợi đến thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước mới thấy bóng dáng của các trường phái này. James Joyce đã phần nào dự báo chúng. Các nhà văn thường đi trước các lý thuyết gia.

    Chuyện ký hiệu nói tới sáng mai chắc cũng hổng hết. Nhưng chú KV tám tới đây thì chú hết. Với lại cũng tới giờ má dặn tắm heo xong uống sữa rồi.


    TB: Trong thực tại, bé nào từng đi uống cà phê (lâu lâu mới cắn lộn) với chú KV thì biết chú vai năm tấc rộng… Vậy mà có bé đọc comment của mình xong thấy cái tên cúng cơm (do tía má đặt) có lót chữ Khuê, bèn kêu mình bằng “chị”. Trời, ta nói, cứ nửa đêm vỗ gối… Mai ra Sở Tư Pháp đổi ký hiệu mới được. Chẹp.

    12 nhận xét:

    1. em cũng bị gọi chị nè bác... tại cái tên Linh, mà bác Vũ Hoàng Linh (super hot) có bao giờ bị gọi là chị đâu. Bác bảo vụ đó thì có phải là ký hiệu bị uốn cong không ạ?

      đoạn bác thơ ký Lâm: mình đã chơi ký hiệu tưởng tượng hàng khủng thế rồi, bác ngoặc đơn phát sau cái từ vợ đi: khi ấy nàng hai mươi mốt tuổi.

      mà đó, chính bác nói nhá, thành ra khi bác nói cụ Nhị cong mông viết tiểu luận bỗng dưng muốn khóc cho mấy cái trendy là chưa chắc đã đúng thế đâu nhá

      hichic viết chi mà dài rứa hehe

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Bai đăng thật tuyệt
        Hay chúng ta vào trang của mình xem TRUYỆN CƯỜI nha các ban
        ( Nhấp vào tên của mình ấy...)

        Xóa
    2. mà bác làm nhiều việc một lúc thế coi chừng lộn thì khổ (ý em là tắm heo và uống sữa :)

      Trả lờiXóa
    3. Chết thật, miềng tài hèn sức mọn, đã lén lút thập thò rồi mà các bạn siêu sao lại không tha là sao?

      Mà chính ra gọi là "chị KV" hoặc "em KV" nghe rất ngọt giọng nhá. Hai cái chữ KV cũng suy luận ra tùm lum thứ nhá, ví như Ka Ve (đọc thành Cave) :)). Còn cái vụ chị NL kia viết các thể loại tiểu luận Bỗng dưng muốn khóc (hay Bỗng dưng cay cú) cho mấy cái trendy là đúng đứt đuôi con nòng nọc rồi chớ oan nổi gì. Về độ chuyên nghiệp thì thua mỗi chị Nguyễn Việt Hà thôi.

      Trả lờiXóa
    4. Hihi, tại vì mình cũng đoán CS là Chị So, xong rồi nghĩ đến chị làm về xây dựng, kiến trúc, trước đó đã trót trôi theo bài thơ của chị So:
      "lốm đốm hố ga ròng ròng thu ráng đỏ
      người ngồi cuối vườn trôi tụt
      mất hút
      nắp hố ga"
      Định hướng bới hố ga trong đầu nên cứ nhất định là Kiến trúc thành thị, tréo ngheo nhỉ :P

      À, Mình không đọc KV là không vợ đâu, mình đọc là sao Khuê lấp lánh trên bầu trời nước Việt, cái này thì "vững vàng trong lòng" rồi nha! :D

      Trả lờiXóa
    5. Nghe chú KV tám một hồi sonata (hong CS à nghen, bác PNH bắn xuyên táo qua chú Khờ coi cho biết!) quay lại ngó bài thơ của mình thiệt tình có hơi ngưỡng mộ!!!! Gỉ mà chú KV tám tới ký hiệu học lận, thấy bác Trần Ai thương cảm lụt lội là So đã xoa tay mãn nguyện (thôi chết được rồi-theo bác Barthes), tới hồi nghe chú KV phàn nàn "Chị So càng ngày càng phức tạp chết được (gì mà Không Thích Thì Thôi,Thích Đừng Hóc (khóc he he) Xếp Hàng Cả Ngày)" thì mới hoảng hồn, chú này hong thèm nhìn theo con mắt ngang-dọc của mình thì thôi, cũng hong chịu vu cho bài thơ (mình) vài cái giá trị trực quan ... mà quy ngay cho tư cách, nhân sinh quan sonata cái sự phức tạp (rất đáng ngờ à nha), thậm chí định mượn tay bác PNH tiêu diệt luôn (oánh dấu mục tiêu là CS đó) !!!
      Thì ra cũng hong phải, chú này nhìn xuyên thấu tới cả chục nhân vật (NL,tkL, QH, today2o...) với cả chục vấn đề tu từ học (ặc ặc)
      Tự dưng nhớ Cà Rem triết gia quá, ổng đâu rồi ta ...

      Trả lờiXóa
    6. bác Pút nói thế cũng oan em quá. Vị trí thứ nhất em tất nhiên không cạnh tranh với chị NVH rồi, nhưng vị trí thứ hai cay cú mà bác cứ nói thế... bác không thấy chị TQ thút thít thập thò kia ạ?

      Trả lờiXóa
    7. Anh Haddon trong câu chuyện con chó có nói về tên tuổi ký hiệu thế này:
      "My name is a metaphor. It means carrying Christ and it comes from the Greek words [....] (which means Jesus Christ) and [...] and it was the name given to St. Christopher because he carried Jesus Christ across the river.
      This makes you wonder what he was called before he carried Christ across the river. But he wasn't called anything because this is an apocryphal story, which means that it is a lie, too.
      Mother used to say that it meant Christopher was a nice name because it was a story about being kind and helpful, but I do not want my name to mean a story about being kind and helpful. I want my name to mean me. :))
      Nếu cái ký hiệu KV nó doesn't mean so you thì you lẫn cái bé đấy cũng không làm thế nào được nhỉ? :)) Blame it on me vì dịch ký hiệu sai toét do không có được cái diễm phúc cà phê cắn xé trước đó.
      By the way thì cái bé ấy cũng không bé mấy, tuy rằng cũng chẳng đến nỗi oan sai từ male sang female :D

      Trả lờiXóa
    8. @Nhị Linh: Vầng, có sai lệch tí đỉnh. Cụ Nhị cụ viết nhàn đàm nhưng khi đang viết cụ cong mông hay cong cái gì thì em không rõ. Mà thể theo lời bạn NL, thì sau khi mua bột giặt xong cụ thơ ký chắc cũng không thọ lắm nhỉ? ;))

      @hollyaput: Dạ, cũng như gọi anh l. là anh l. ;P

      @HY: Đọc vậy cũng không sao, gần với hiện thực khách quan (bàng hoàng) mà chị. Đang muốn bán hàng chết được (rớt giá thê thảm) ;((

      @sonata: Hi, CS! ;P

      @L'amante inachevée: Nhắc Jesus làm mình nhớ có đọc đâu đó George Steiner kể rằng ông dự một cuộc hội thảo (ngôn ngữ học?), thuyết trình viên viết lên bảng "Jesus" xong chặt ra làm hai nói: Từ này gồm hai phần, phần "Je" và phần "sus" rồi bắt đó giảng tới luôn. Steiner bèn "Hứ" cái đứng dậy đi ra. Mấy thằng cha chơi chữ là ta chịu hổng thấu. Haha...;Đ

      @Không biết ai: Trời, mình post cái entry lúc hai giờ mí xong cái có bé chơi nguyên đoạn trong "Những trò lạ đời của con chó về đêm" ra cự (lại) mình. Thiệt tình.

      Trả lờiXóa
    9. Ai dám cự nự gì đâu ạ. Thấy bác vất vả tá hỏa đi đính chính giới tính tùm lum nên viết mấy lời xin lỗi đấy chứ ạ :))

      Trả lờiXóa
    10. hôm nay mới comment được, ko hiểu vì sao blog này ko cho comment mà cứ báo lỗi hoài hic hic...
      Bài này hay ghê hihi

      lâu nay cũng toàn tưởng Nhị Linh là tên con gái ko đó chứ, ko phải vì chữ Linh mà vì chữ Nhị... nhưng nói chung cứ ai tên Linh đều giỏi cả hehehe

      Trả lờiXóa
    11. - Chắc thấy anh Nê nổi tiếng quá nó sợ. ;P

      Trả lờiXóa